Số xe ba gác địa bàn Hà Nội

1. Bác Vinh - 0912346060 ( Phạm vi hoạt động )

2. Lê Trung - Địa bàn hoạt động chính là Hoàng Mai, Thanh Trì (chỗ nào cũng đi được) Thương binh . Thùng Xe có có mái che kích thước rộng 1,25 dài 1,8m tải trọng được 500-700kg

Xe dạng cầu có thể lên dốc hầm , Số điện thoại: 0977.79896. Tính cách vui tính hòa nhã.

3. Anh Minh - Địa bàn neo đậu công viên Thống nhất. Vui tính, thật thà. Xe có mái che (có thể tháo được). Thùng xe có kích thước rộng 1,25 dài 1,2m tải trọng chở được 500kg

Xe dạng bánh xích. Số điện thoại 096996.1138. Giá khá hợp lý.

4. Bác Bình - Địa bàn neo đậu (Hà Đông). Xe mới khỏe. Làm việc nghiêm túc. Số điện thoại 035.395.7852.

5. Chú Bảy - Địa bàn neo đậu (Hà Đông). Chưa nhiều dữ liệu. Số điện thoại: 098.469.6814.

6. Xe ba gác Đống Đa. Chưa có dữ liệu. Số điện thoại: 067.891.11.09

 

Lưu ý khi gọi xe ba gác:

1. Phải nói rõ địa chỉ, mô tả qua hàng hóa mà mình sẽ chở, vị trí lấy hàng, địa hình lấy hàng (lưu ý xe mà lên xuống hầm hoặc bị khống chế chiều cao) Xe chở nặng mà yếu thì không thể lên dốc hầm....

2. Thời gian lấy hàng, chờ đợi lấy hàng, bốc xếp hàng cũng cần được thỏa thuận rõ ràng để tránh việc tranh cãi.

3. Giá cả cần được thống nhất  cụ thể có nêu rõ người chở hàng có bốc xếp hay không. Nên lưu ý nhiều trường hợp các bác tài lái xe là thương binh hoặc đã chạy nhiều nên mệt sẽ không bốc hàng dỡ hàng nên cần chuẩn bị kỹ

Mong sao tất cả đều vui vẻ và đạt được mục đích của mình.

Xaydepsuanhanh.com. Hottlie: 070.551.2222

Phấn đấu để trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ xây dựng, sửa chữa hàng đầu.

Bài viết khác

Đơn vị cẩu Kato

Cẩu Kato có nhiều loại từ loại 

Xe cẩu, nâng các loại

Trong quá trình làm việc, Xaydepsuanhanh đã làm việc với 1 số đối tác và thấy hài lòng về chất lượng dịch vụ. Xin được giới thiệu để ai cần có thể tham khảo

1. Xe cẩu các loại có thùng để đứng hoặc để đồ bên trong. Thường để sử dụng để sửa chữa ở mặt ngoài nhà có chiều cao vừa phải (khoảng dưới 15m).

Thường thì giá tiền từ 2,5 triệu/ ca (

Thợ cốt pha chuyên nghiệp

Hiện nay không ít công trình, chủ đầu tư đã lựa chọn hình thức thuê khoán các đội riêng biệt để thi công. Vậy khi nào thì chúng ta nên chọn phương án này.

Khi nào cần chọn đội cốt pha chuyên nghiệp:

- Khi khối lượng công việc lớn

- Công tác thi công cốt pha đòi hỏi độ chính xác, phức tạp cao

- Khi có người giám sát kỹ thuật, quản lý và tổ chức  tốt.

- Cần tiến độ nhanh

Các chú ý khi lựa chọn đội cốt pha chuyên nghiệp

1. Lựa chọn đội có uy tín, có năng lực tài chính. Nếu chủ nhà chưa quen thì phải có người tư vấn kiểm tra. Điều kiện thanh toán, tạm ứng phải rõ ràng khi có khối lượng mới tạm ứng, thanh toán theo nguyên tắc không vượt quá khối lượng hoàn thành được nghiệm thu. Thông thường công tác cốt pha có 02 phần là lắp dựng và tháo dỡ. Tỷ lệ phần lắp dựng bao gồm cả phần vận chuyển là 70%. Phần tháo dỡ thông thường chiếm tỷ lệ 30%. 

2. Lựa chọn đội có cam kết số lượng người đáp ứng tiến độ. Thông thường tiến độ công trình dân dụng 1 sàn sẽ có thời gian đổ bê tông từng sàn từ 5-7 ngày/ sàn đối với thi công khung bê tông cốt thép. Trong điều kiện lý tưởng tiến độ 05 ngày phân bố thời gian sẽ là: (Cốt thép cột sẽ làm cùng thép sàn), 01 ngày làm cốt pha cột, đêm đổ bê tông cột, 03 ngày đêm cốt pha sàn (01 ngày làm dầm, 01 ngày làm sàn), 02 ngày đêm (cốt thép dầm sàn) trong đó 01 ngày đã triển khai sau khi có mặt bằng cốt pha dầm, 01 ngày sau khi xong cốt pha. và 01 ngày đổ bê tông. Như vậy tổng số ngày tối ưu thực hiện được là 1 ngày đêm + 3 ngày đêm  + 1 ngày đêm + 1 ngày đêm = 05 ngày đêm.

Tuy nhiên để đáp ứng tiến độ trên phải làm rõ về số nhân lực của cốt pha, yêu cầu về cốt pha, biện pháp thi công, phương thức vận chuyển.... Đồng thời tiến độ của các bộ phận khác cũng phải đáp ứng để đảm bảo nhịp nhàng của dây chuyền xây dựng như bê tông, cốt thép hay các bộ phận phụ trợ như trắc đạc - đo đạc, định vị tim trục, cao độ và đặc biệt là sự ứng phó với thời tiết...

3. Đàm phán rõ ràng về giá, cách tính thành tiền. Cần thống nhất giá cả cụ thể cho từng loại cấu kiện hay tính chung cho toàn bộ m2 sàn. Ví dụ tính theo m2 sàn xây dựng khác với m2 cấu kiện bao gồm cột, dầm, sàn. Có  tính cốt pha giáp tường hàng xóm hay không.....

4. Đàm phán cụ thể về biện pháp thi công, quản lý vật tư cốt pha, có cung cấp vật tư phụ như đinh, băng dính, xốp, bạt, dây cáp, móc, tăng đơ....Quy định cụ thể trách nhiệm của cốt pha. Thông thường với nhà dân bình thường sẽ sử dụng cây chống giáo PAL  loại rộng 1,2 đến 1,5m, xà ngang sử dụng hộp 5x10, xà dọc sử dụng hộp 4x4 với khoảng cách từ 300-400mm. Trong một số trường hợp đặc biệt như tải trọng bê tông, tải trọng thi công lớn cần yêu cầu khác thì việc sử dụng loại giáo, cốt pha, đà ngang, đà dọc sẽ theo tính toán. Do đó để tránh tranh cãi nên thống nhất rõ ràng trước khi làm để đôi bên thoải mái.

5. Đàm phán cụ thể về nơi ăn chốn ở và các quy định về quản lý con người lao động. Để tránh những phiền toái chủ đầu tư phải lường trước các vấn đề phức tạp như người lao động mắc các tệ nạn xã hội: nghiện hút, cờ bạc hay ăn ở sinh hoạt bẩn, mất vệ sinh ảnh hưởng đến môi trường hoặc hàng xóm mà có những quy định rõ ràng quy định trách nhiệm của người nhận việc và chế tài xử phạt khi sai phạm.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà XAYDEPSUANHANH.COM muốn tư vấn cho chủ đầu tư trong quá trình làm việc với đơn vị cốt pha.

Lựa chọn thợ cốt thép

Lựa chọn thợ gia công, lắp dựng cốt thép.

Để nói về vấn đề này, xaydepsuanhanh xin đưa ra các công đoạn trong quá trình gia công, lắp đặt cốt thép  để mọi người có thể cùng nhận định, đánh giá.

1. Công đoạn vận chuyển thép đến công trường, nơi thi công, bãi gia công: Các hình thức vận chuyển như sau

+ Vận chuyển bằng xe lôi (xe công nông hoặc xe kéo) đặc điểm của việc vận chuyển này là phổ biến, linh hoạt, có thể đi vào các ngõ ngách hẹp. Tuy nhiên nhược điểm là thiếu an toàn (đặc biệt hiện nay Công an đang làm rất chặt), khối lượng vận chuyển nhỏ - mỗi lần vận chuyển chỉ được vài chục cây sắt. 

+ Vận chuyển bằng xe kéo: trở về thời nguyên thủy là sử dụng sức người + xe kéo. Ưu điểm là nhanh, tiện lợi. Nhược điểm: giá thành cao, khối lượng nhỏ.

+ Vận chuyển bằng xe cẩu. Thông thường tải trọng di chuyển trong phố là cẩu tự hành 5 tấn. Ưu điểm là nhanh, gọn, hạ êm ái. Nhược điểm là chi phí cao (thông thường trong nội thanh chi phí khoảng 1-1,5 triệu cho 1 chuyến tùy vào khoảng cách), chiều dài chở thông thường chỉ khoảng 6m tức là  thép phải cắt đôi hoặc uốn lại. Thời gian bị hạn chế, cung đường bị hạn chế (do có thể có tuyến phố cấm).

+ Vận chuyển bằng xe chuyên dụng, hạ bằng sức người bẩy hoặc phối hợp ca cẩu (cẩu tự hành). Ưu điểm là khối lượng lớn, giá thành rẻ. Nhược điểm là cần điều kiện về đường sá, mặt bằng.

+ Vận chuyển bằng hình thức hỗn hợp nhiều phương án: Trong điều kiện thực tế có thể phải sử dụng kết hợp nhiều phương án để vận chuyển vào xét trên điều kiện thi công (yêu cầu tiến độ), chi phí ví dụ như  có thể sử dụng xe chuyên chở để hạ xuống đường và sử dụng phương án thủ công, xe nhỏ để trung chuyển vào vị trí gia công, thi công

2. Công đoạn gia công thép. Gia công thép chủ, thép đai, thép sàn...

Việc gia công thép cũng có rất nhiều phương án tùy thuộc vào mặt bằng thi công, điều kiện nhập thép, phương án vận chuyển.

Đối với công trình có thuận lợi, nhập được nhiều thép về công trường thì nên lựa chọn việc gia công tại mặt bằng sẽ tiếc kiệm được thép, tiếc kiệm nhân công, giảm thép vụn..

Đối với công trình không có mặt bằng thuận lợi có thể gia công tại xưởng và đánh dấu, chở về công trường tuy nhiên phương án này sẽ đòi hỏi công tác kỹ thuật quản lý, phát sinh chi phí nhân công, chi phí vận chuyển. Tuy nhiên với công trình đòi hỏi độ bí mật cao hoặc không muốn ảnh hưởng hàng xóm thì thường áp dụng.

3. Vận chuyển thép từ nơi tập kết chân công trình tới nơi lắp dựng:

+ Phương án thủ công, chuyền tay nhau với số tầng thấp, số lượng ít. Tuy nhiên hết sức chú ý an toàn cho người trên cao dễ ngã lao theo hoặc tuột tay rơi xuống người, tài sản phía dưới.

+ Phương án tời bằng máy tời chuyên dụng hoặc máy tời tải trọng lớn. (Cần được xem xét kỹ mặt bằng, điều kiện an toàn, lưu ý phần dây điện, nếu gần đường dây điện thì phải đặc biệt lưu ý vì có thể xảy ra phóng điện hoặc va chạm cọ sát, đứt dây điện). Trong trường hợp này cần kiểm tra kỹ lưỡng và có giải pháp xử lý).

+ Phương án bằng cẩu. Đây cũng được xem là phương án khá hiệu quả trong 1 số điều kiện.

(Không xét đến các biện pháp chuyên nghiệp của công trình lớn).

4. Công đoạn lắp dựng cốt thép:

Đây là công đoạn hết sức quan trọng vì thợ phải đọc được bản vẽ. Vậy điều gì chú ý ở bản vẽ

+ Cường độ, chủng loại thép: thông thường nhà dân dụng sẽ sử dụng thép

  • Mác thép CB300-V

  • Mác thép CB400-V, CB500-V. (Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 1651-2 (2008)

Do đó phải xem kỹ để đặt hàng. Loại thép CB300 sẽ phổ biến và có đường kính thông thường tới D22, Còn loại thép CB400 sẽ phải đặt từ nhà máy do đó sẽ mất thời gian và chi phí sẽ cao hơn. Trong mọi trường hợp CĐT cần tuân thủ chỉ dẫn thiết kế về mác thép được quy định tại ghi chú chung. Trong trường hợp điều chỉnh phải thông báo lại Thiết kế để có thể có tính toán kiểm tra, phương án quy đổi phù hợp.

+ Cấu tạo, chi tiết thép trong kết cấu và các bộ phận chờ để có thể tính toán khối lượng thép cho phù hợp. Ví dụ thi công dầm sàn tầng 2 nhưng có cột tầng 3 trong 1 số điều kiện thép cột chờ tầng 3 bị ngắn thì phải tính toán để gọi luôn thép cột tầng 3 để nối trước khi đổ bê tông sàn tầng 2. Do đó công tác tính toán, kế hoạch thép cần được chú ý vì thông thường mặt bằng chật nên chỉ lấy vừa đủ lượng sắt thi công do xếp chồng lên nhau sẽ khó lấy.

+ Miền cốt thép, dầm chính, dầm phụ, cấu tạo thép giao cột, giao dầm, giao dầm phụ, chi tiết neo trong bê tông

+ Công tác vệ sinh cốt thép: thép phải sạch sẽ, nếu bị rỷ phải được tẩy rỷ bằng hóa chất được Bộ xây dựng cho phép (thường là B-05 của viện IBST)

+ Công tác kê thép, lắp đặt con kê để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ. (Vật tư con kê, công việc kê trước hay sau khi thi công thép - một số vị trí phải buộc trong quá trình thi công nếu làm sau sẽ không làm được).

+ Công tác phối hợp với các bộ môn khác chờ điện nước, trục kỹ thuật.... (thuộc các bộ môn khác - sẽ phân tích sau)

Từ đó Chủ đầu tư thấy được việc lựa chọn đơn vị thi công thép cần chú ý gì:

1. Đơn giá đã bao gồm các phần việc áp dụng chi tiết với công trình chưa, bao gồm công tác gì.

2. Đơn vị thi công có đủ năng lực đáp ứng nhân sự thi công trong điều kiện riêng của công trình không về số lượng, chất lượng.

3. Tiến độ thanh toán ra sao.

Đơn giá hiện nay đơn vị thi công thép thông thường từ 2,500đ-5.000đ/1kg thép tùy thuộc vào khối lượng thép, cách thức thực hiện.

Xaydepsuanhanh hi vọng có thể phần nào đã giúp bạn có được thông tin bổ ích. Trong trường hợp cần tư vấn hoặc hỗ trợ tìm kiếm hoặc tin tưởng giao cho chúng tôi thi công xin hãy liên hệ với chúng tôi.