Hướng dẫn nghiệm thu cốt pha

Hướng dẫn nghiệm thu cốp pha

  1. Mục tiêu
  • Nêu ra tầm quan trọng của việc nghiệp thu côppha
  • Giúp các bạn sinh viên mới ra trường hoặc các bạn chưa nắm chắc các kỹ thuật, bước nghiệm thu cooppha.
  • Chỉ ra một số tình huống thực tế cần kiểm tra hoặc sai sót khi nghiệm thu cốp pha
  1. Căn cứ pháp lý
  • Bản vẽ biện pháp thi công được phê duyệt
  • Tiêu chuẩn nghiệm thu cốp pha hiện hành
  • Quy trình nghiệm thu được phê duyệt.
  1. Các lưu ý:
  • Tầm quan trọng của cooppha:
    • Chịu lực cho kết cấu khi bê tông chưa đạt cường độ.
    • Đỡ tải trọng thi công: con người, thiết bị, vật tư.

Nếu cốp pha không đảm bảo thì sẽ gây mất an toàn lao động thậm chí gây nguy hiểm công trình.

  • Các lưu ý trong quá trình nghiệm thu côppha (không xét đến việc thiết kế, tính toán cooppha).
    • Tuân thủ đúng biện pháp thi công được phê duyệt:
      • Đúng theo biện pháp thi công: mấy tầng giáo, sử dụng loại giáo gì, tiết diện, đường kính bao nhiêu, khoảng cách ra sao, đà giáo gỗ hay thép.
      • Lưu ý về việc tải trọng thi công: thông thường sẽ thể hiện trong thuyết minh (nếu đơn vị nào làm kỹ sẽ thể hiện ở bản vẽ) quy định về số lượng người, tải trọng vật liệu, công suất máy đầm….
      • Cần thử tải đối với các trường hợp: chống lên nền đàn hồi hoặc chưa ổn đỉnh, giáo ngoài, đỡ các kết cấu có tải trọng lớn…Việc thử tải sẽ được thống nhất trong biện pháp thi công, tải trọng và cách thức chất tải sẽ được thống nhất với các bên trước khi thực hiện. Trong một số trường hợp cần thiết cần có sự kiểm tra của b ên thứ 3 có đủ pháp nhân thực hiện.
    • Các lỗi thường gặp trong quá trình thi công:
      • Sử dụng giáo chống quá cũ, các mối hàn bị yếu, không đảm bảo chịu lực. Để khắc phục: Cần kiểm tra kỹ khi nhập vật tư nhìn các vị trí mối hàn xem độ chắc, kín khít, có bị han rỉ không.
      • Lắp đặt cốp pha sai biện pháp thi công : sai về khoảng cách. Giải pháp là bổ sung them các cây chống, hệ chống và liên kết.
      • Các cây chống bị cong trong quá rình vận chuyển, lắp đặt.
      • Các đà giáo bị yếu, móp, han rỉ không đảm bảo chịu lực.
      • Các tấm cốp pha do bị luân chuyển nhiều lần đã bị mục.
      • Thiếu giằng giữ ổn định giữa các cây chống, hệ giáo chống.
      • Chống trên nền chưa ổn định.
      • Sai cao độ;
      • Hay bị sụt bê tông khu vực cổ cột, vách hay vị trí dầm biên công trình.
      • Chưa siết chặt ty dẫn đến ty lỏng, đứt ty, thiếu ty
      • Cốp pha thành thang máy bị nghiêng, sai lệch khiến hố thang máy không đạt kích thước chuẩn bàn giao.
      • Cốp pha hở…
  • Các lưu ý để tránh sai sót khi nghiệm thu cốp pha
    • Nắm vững biện pháp thi công cho từng hạng mục. Trước khi triển khai phải đọc kỹ bản vẽ và khoanh các khu vực đặc biệt, các lưu ý đặc biệt trong cả bản vẽ và thuyết minh  biện pháp thi công.
    • Kiểm tra sự phù hợp về chủng loại, tải trọng, chiều dày, kích thước của cốp pha theo thiết kế.
    • Kiểm tra kỹ tính ổn định của hệ giằng, cây chống, hệ sàn đặc biệt tại các vị trí gắn với các ống đổ hoặc thiết bị có độ rung lắc lớn để không làm di chuyển hệ cốp pha. Đặc biệt quan trọng.
    • Đối với cốp pha chống lên nền đất phải thử tải theo đúng hướng dẫn.
    • Đối với cốp pha các tầng trên phải kiểm tra khả năng chịu lực của sàn dưới kể cả sàn đỡ hệ giáo cuối cùng xem có đảm bảo chịu lực không (theo kết quả thí nghiệm bê tông) cần thiết bổ sung hệ giáo chống truyền xuống tầng ổn định hoặc mặt đất.
    • Đảm bảo độ kín khít, kích thước, độ sai lệch theo đúng tiêu chuẩn hiện hành để sản phẩm bê tông đạt tiêu chí nghiệm thu.
    • Thả rọi xuyên các tầng đối  với vách lõi thang máy để đảm bảo kích thước thang máy chuẩn đáp ứng điều kiện bàn giao
Bài viết khác

Vì sao chủ nhà ngại sửa chữa nhà ở

Công trình xây dựng là một sản phẩm bị hao mòn theo thời gian dưới sự tác động của thời tiết, của khí hậu, tình trạng sử dụng khi đó nhu cầu về việc bảo trì, sửa chữa, thay thế là yêu cầu bức thiết và luôn thường trực. Tuy nhiên, theo thực trạng mà BK Việt Nam đánh giá, công tác sửa chữa hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta thử phân tích thử các khó khăn này xem sao.

Xử lý rò bể nước

TIỀN NƯỚC NHÀ BẠN TĂNG BẤT THƯỜNG

NƯỚC CÓ HIỆN TƯỢNG BẨN

BẠN THẤY NƯỚC CHẢY VÀO NHÀ LIÊN TỤC

HÃY KIỂM TRA NGAY BỂ NƯỚC NGẦM NHÀ BẠN VÀ PHẢI LÀM NGAY NẾU KHÔNG MUỐN NHẬN NHỮNG TỜ HÓA ĐƠN TO TƯỚNG HAY ĂN NƯỚC BẨN BỞI KHI BỂ BỊ RÒ ĐỒNG NGHĨA VỚI VIỆC NẾU NƯỚC BÊN NGOÀI CÓ ÁP CAO HƠN SẼ XÂM NHẬP VÀO BỂ.

Kinh nghiệm cải tạo sàn vệ sinh bài 1

Khi cải tạo sàn vệ sinh có rất nhiều điều cần chú ý

Điều quan trọng của khu vệ sinh đó là công tác chống thấm, cos nền.

Dưới đây là 1 kinh nghiệm đơn giản khi thi công cải tạo sàn vệ sinh

Điều kiện năng lực Chỉ huy trưởng

Điều 74 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện hành nghề chỉ huy trưởng công trường như sau:

1. Điều kiện đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường

Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

- Hạng I:

Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng lĩnh vực trở lên;

- Hạng II:

Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng lĩnh vực trở lên;

- Hạng III:

Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng lĩnh vực trở lên.

 

Lưu ý yêu cầu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng với tổ chức

Có một câu hỏi của một CĐT về việc yêu cầu lựa chọn nhà thầu đáp ứng năng lực cho hạng mục hoàn thiện nhôm kính hạng mấy?

 

Lĩnh vực thi công xây dựng thì phần lắp đặt cửa nội thất không yêu cầu tổ chức cá nhân có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng