Vì sao chủ nhà ngại sửa chữa nhà ở

Công trình xây dựng là một sản phẩm bị hao mòn theo thời gian dưới sự tác động của thời tiết, của khí hậu, tình trạng sử dụng khi đó nhu cầu về việc bảo trì, sửa chữa, thay thế là yêu cầu bức thiết và luôn thường trực. Tuy nhiên, theo thực trạng mà BK Việt Nam đánh giá, công tác sửa chữa hiện nay gặp rất nhiều khó khăn cụ thể:

1. Khó khăn trong công trác lựa chọn đơn vị thực hiện

Khối lượng công việc ít, nhiều đầu việc liên quan đến nhau (việc này xong mới có thể làm việc khác) do đó gây mất thời gian trong công tác sửa chữa. Nếu mỗi công đoạn kéo dài hơn một chút hoặc xuất hiện lỗi thì tiến độ càng khó kiểm soát.

Đặc điểm của công nhân xây dựng Việt Nam thì đa phần là thợ không chuyên hoặc theo mùa vụ nên rất khó chủ động được số lượng, tay nghề thợ đáp ứng yêu cầu công việc.

Đo dó chủ đầu tư thường rất đắn đo và khó khăn trong việc quyết định lựa chọn đơn vị thực hiện.

Trường hợp sử dụng người quen là an tâm nhất nhưng cũng có những trường hợp éo le do năng lực có hạn, chưa chuyên dẫn đến sai sót hoặc chi phí quá cao, hoặc việc thực hiện chưa hợp lý dẫn đến mất tình cảm.

Sử dụng đơn vị nhỏ lẻ, cá nhân thì rủi ro vì khó kiểm soát chất lượng, tài chính. Thông thường chủ nhà sẽ phải ở nhà hoặc cắt cử người để trông nom, phục vụ.

Sử dụng đơn vị chuyên nghiệp thì giá  thành cao hơn do phải trả thêm chi phí quản lý và lợi nhuận doanh nghiệp.

Vậy lựa chọn giải pháp nào.

Quyết định phụ thuộc vào kinh tế, điều kiện thực tế và quan điểm của từng chủ nhà. Theo quan điểm của xaydepsuanhanh thì nên sử dụng đơn vị chuyên nghiệp để an tâm về chất lượng và có nhiều thời gian để làm việc của mình.

2. Phiền toái trong quá trình thi công

Việc sửa chữa gây ảnh hưởng không khỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình đồng thời cũng ảnh hưởng không khỏ đến hàng xóm làng giềng do phát sinh tiếng ồn, bụi...

Nếu việc tổ chức không khoa học, nhanh chóng, thời gian thi công kéo dài sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới gia chủ và hàng xóm.

3. Phiền toái trong việc quản lý công nhân, vật tư

Muốn thi công phải có công nhân, vật tư tuy nhiên để quản lý, sử dụng trọng điều kiện nhà đang sử dụng thì rất mệt mỏi và khó khăn. Do đó đòi hỏi việc tính toán, bàn bạc giữa đơn vị thi công với chủ nhà một cách kỹ lưỡng để có khâu chuẩn bị, triển khai phù hợp nhất.

4. Khó khăn trong việc xử lý các vấn đề phát sinh về thủ tục hành chính, các quy định về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự...

Và rất nhiều các vấn đề khác. Đo đó sửa chữa nhà đôi khi còn phức tạp và khó khăn hơn cả việc xây dựng một ngôi nhà nên Chủ nhà cần có sự tính toán, cân nhắc cho phù hợp.

 

Xây dựng BK Việt Nam luôn sẵn sàng đồng hành cùng Quý Khách hàng.

 

Bài viết khác

Hướng dẫn nghiệm thu cốt pha

Hướng dẫn nghiệm thu cốp pha

  1. Mục tiêu
  • Nêu ra tầm quan trọng của việc nghiệp thu côppha
  • Giúp các bạn sinh viên mới ra trường hoặc các bạn chưa nắm chắc các kỹ thuật, bước nghiệm thu cooppha.
  • Chỉ ra một số tình huống thực tế cần kiểm tra hoặc sai sót khi nghiệm thu cốp pha

Xử lý rò bể nước

TIỀN NƯỚC NHÀ BẠN TĂNG BẤT THƯỜNG

NƯỚC CÓ HIỆN TƯỢNG BẨN

BẠN THẤY NƯỚC CHẢY VÀO NHÀ LIÊN TỤC

HÃY KIỂM TRA NGAY BỂ NƯỚC NGẦM NHÀ BẠN VÀ PHẢI LÀM NGAY NẾU KHÔNG MUỐN NHẬN NHỮNG TỜ HÓA ĐƠN TO TƯỚNG HAY ĂN NƯỚC BẨN BỞI KHI BỂ BỊ RÒ ĐỒNG NGHĨA VỚI VIỆC NẾU NƯỚC BÊN NGOÀI CÓ ÁP CAO HƠN SẼ XÂM NHẬP VÀO BỂ.

Kinh nghiệm cải tạo sàn vệ sinh bài 1

Khi cải tạo sàn vệ sinh có rất nhiều điều cần chú ý

Điều quan trọng của khu vệ sinh đó là công tác chống thấm, cos nền.

Dưới đây là 1 kinh nghiệm đơn giản khi thi công cải tạo sàn vệ sinh

Điều kiện năng lực Chỉ huy trưởng

Điều 74 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện hành nghề chỉ huy trưởng công trường như sau:

1. Điều kiện đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường

Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

- Hạng I:

Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng lĩnh vực trở lên;

- Hạng II:

Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng lĩnh vực trở lên;

- Hạng III:

Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng lĩnh vực trở lên.

 

Lưu ý yêu cầu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng với tổ chức

Có một câu hỏi của một CĐT về việc yêu cầu lựa chọn nhà thầu đáp ứng năng lực cho hạng mục hoàn thiện nhôm kính hạng mấy?

 

Lĩnh vực thi công xây dựng thì phần lắp đặt cửa nội thất không yêu cầu tổ chức cá nhân có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng